Định hướng chọn nghề từ lớp 9

Thứ ba - 23/10/2018 14:41
Số lượng học sinh (HS) lớp 9 ngày một gia tăng do ảnh hưởng của việc tăng dân số cơ học.
Trong khi đó, TP.HCM đang đẩy mạnh việc phân luồng HS sau THCS, trung bình mỗi năm giảm 3% để đến năm 2020, tỷ lệ HS vào THPT công lập là 70% và 30% còn lại sẽ tham gia học các mô hình khác.
Học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) trong tiết học trải nghiệm sáng tạo /// Ảnh: Bảo Châu

 

Học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) trong tiết học trải nghiệm sáng tạo

ẢNH: BẢO CHÂU
 


Trước tình hình này, hiệu trưởng các trường THCS cho rằng tư vấn hướng nghiệp cho HS lớp 9 là một thách thức. Mỗi trường phải có kế hoạch cụ thể sao cho HS chọn đúng ngành nghề và phù hợp với bản thân.
Trong định hướng chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 - 2019, Sở GD-ĐT TP.HCM lưu ý các trường xây dựng kế hoạch giáo dục trong nhà trường với hoạt động trải nghiệm thực tiễn, trải nghiệm sáng tạo, tư vấn hướng nghiệp.
Ông Cao Đức Khoa, Hiệu trưởng Trường THCS Huỳnh Khương Ninh (Q.1, TP.HCM), cho rằng công tác tư vấn cho HS lớp 9 không thể thực hiện một cách hời hợt, làm cho có. Điều cần thiết đối với HS lớp 9 là nhà trường phải làm sao để các em xác định đúng năng lực và vị trí học cho bản thân. Ông Khoa cho hay trung bình mỗi tháng nhà trường xây dựng thời khóa biểu 2 tiết tư vấn, hướng nghiệp, tùy từng thời điểm, nhà trường sẽ tổ chức hướng nghiệp cho HS tại trường hay tham quan mô hình các nhà máy, xí nghiệp, các trường đào tạo nghề…
Tại Trường THCS Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM), ban giám hiệu lên phương án đẩy mạnh tư vấn hướng nghiệp cho HS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại phòng thực hành STEM, các buổi sinh hoạt mang hình thức tuần lễ bộ môn như: Tuần lễ ngoại ngữ, Tuần lễ khoa học xã hội... Tiến sĩ Phạm Đăng Khoa, hiệu trưởng, nói: “Thông qua các sản phẩm nho nhỏ, tự thiết kế, chế tạo và thực hiện sẽ giúp các em hiểu bản thân thích gì, có sở trường về lĩnh vực nào”.
Trong hoạt động tư vấn, vai trò của giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Theo ông Cao Đức Khoa, phụ huynh thường có tâm lý và phần nào tạo áp lực cho con em bằng mọi cách phải vào học lớp 10 công lập nên giáo viên phải tư vấn một cách thuyết phục để học trò biết rằng trường công không phải là con đường duy nhất. Từ đó có thể chọn học nghề một cách tự nguyện nếu phù hợp.
Bà Võ Thị Thục Đoan, giáo viên Trường THCS Đồng Khởi (Q.Tân Phú), chia sẻ giáo viên chủ nhiệm phải thật sâu sát, qua kênh thông tin từ giáo viên bộ môn, nắm bắt rõ năng lực để có hướng tư vấn cụ thể cho từng HS.
 

Bích Thanh
(Theo Thanh niên)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
--> <

Tư vấn 24/70962108879
zalo-icon