TRANG THÔNG TIN TUYỂN SINH

http://tuyensinh.tdc.edu.vn


Cần liên thông giáo dục phổ thông và nghề nghiệp

Hiện nay lao động nước ta có tỷ lệ qua đào tạo rất thấp so với nhiều nước trong khu vực, tình trạng này không chỉ làm cho năng suất lao động thấp mà ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh quốc gia.

Dẫn đến tình trạng trên, không chỉ do phân luồng học sinh chưa đạt yêu cầu mà còn chưa có sự liên thông giữa chương trình giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp.
Học sinh lớp 8 tham gia buổi học nghề tại Trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp Q.Tân Bình, TP.HCM /// Ảnh: Bích Thanh
Học sinh lớp 8 tham gia buổi học nghề tại Trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp Q.Tân Bình, TP.HCM

Hiện nay lao động nước ta có tỷ lệ qua đào tạo rất thấp so với nhiều nước trong khu vực, tình trạng này không chỉ làm cho năng suất lao động thấp mà ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh quốc gia.

Dẫn đến tình trạng trên, không chỉ do phân luồng học sinh chưa đạt yêu cầu mà còn chưa có sự liên thông giữa chương trình giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp.
Nguy cơ rơi vào “bẫy giáo dục trung bình thấp”
Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm 1.4.2014 của Tổng cục Thống kê, toàn quốc có tới 82,8% trong số người dân từ 15 tuổi trở lên không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Chỉ có 17,2% được qua đào tạo, trong đó sơ cấp là 1,8%, trung cấp 5,8%, CĐ 2,6% và ĐH 6,9%. Nếu coi trình độ CĐ trở lên là lao động bậc cao, thì cứ một lao động bậc cao có 0,8 kỹ thuật viên (sơ cấp, trung cấp) và 8,7 lao động thủ công. Đây là cấu trúc của mô hình phát triển theo chiều rộng đặc trưng cho giai đoạn phát triển dựa vào nhân lực trình độ thấp, tiền công rẻ.
Nếu VN chậm chạp chuyển đổi mô hình phát triển giáo dục, tức là vẫn tiếp tục duy trì phổ cập giáo dục trình độ thấp và nâng cao chất lượng của các cấp bậc giáo dục thấp thì nguy cơ xảy ra đối với phát triển đất nước không chỉ là “bẫy thu nhập trung bình” mà cả “bẫy giáo dục trung bình thấp”.
Mặc dù, từ 2009 - 2014, tỷ lệ dân số có chuyên môn kỹ thuật tăng từ 13,3% lên 17,2%, nhưng tỷ lệ tăng kỹ thuật viên không đáng kể và lao động bậc cao từ 6% lên 9,5%, với tốc độ bình quân 0,7%/năm là thấp so với nhiều nước. Hiện nay, VN đang chuyển sang giai đoạn phát triển dựa vào hiệu quả nhưng sẽ rất chậm đạt đến trình độ phát triển hiệu quả nếu xét theo góc độ giáo dục và đào tạo bậc cao.
Mỗi năm hơn nửa triệu lao động chưa qua đào tạo!
Với cơ cấu trình độ lao động như trên, rõ ràng nguồn nhân lực yếu cả 2 đầu. Về lao động bậc cao, số lượng đào tạo nhiều nhưng cơ cấu ngành nghề và chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu của kinh tế - xã hội do đó, số người thất nghiệp ngày càng tăng. Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB-XH, đến quý 1/2016 cả nước có 225.000 người có trình độ ĐH, thạc sĩ thất nghiệp.
Trong khi đó số tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật ở mức quá thấp, nhưng việc phân luồng HS sau THCS kém hiệu quả suốt cả một thời kỳ dài. Chỉ tiêu 30% HS tốt nghiệp THCS vào học nghề và trung cấp đã đặt ra từ lâu nhưng theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, mỗi năm có khoảng 1,2 triệu HS tốt nghiệp THCS thì hơn 70% vào học THPT, bổ túc THPT hơn 8%, trung cấp hơn 5%, tham gia vào thị trường lao động khoảng 15%. Đối với THPT, khoảng 50% HS vào ĐH, CĐ, khoảng 20% vào TCCN, phần còn lại vào học nghề hoặc tham gia thị trường lao động. Số dự thi tốt nghiệp THPT những năm gần đây trên dưới 1 triệu HS.
Như vậy một năm có hơn 500.000 thanh niên bổ sung vào lực lượng lao động quốc gia nhưng không qua đào tạo, trong đó, có gần 300.000 người gồm những HS không tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp nhưng ra cuộc sống và số bỏ học giữa chừng. Khoảng trên 180.000 HS tốt nghiệp THCS đi ra cuộc sống (15% trong số 1,2 triệu HS) và có hàng chục ngàn HS THCS bỏ học mỗi năm.
Với sự đầu tư của nhà nước và xã hội, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước ta vẫn chưa hiệu quả. Từ đó, có thể khẳng định việc đào tạo nghề đối với HS THCS và THPT rất quan trọng, nhất là đối với các nghề mà địa phương có nhu cầu. Việc đào tạo nghề này, một mặt nhằm hướng đến đối tượng HS phải bỏ học giữa chừng, mặt khác phát triển kỹ năng nghề để một số người sau khi tốt nghiệp ĐH có thể khởi nghiệp bằng các nghề truyền thống của quê hương.
Tăng cường phân hóa và hướng nghiệp từ THCS
Chính phủ cũng đã có nhiều giải pháp như miễn phí cho những HS tốt nghiệp THCS tham gia học nghề, miễn phí học nghề đối với các đối tượng khó khăn, con em dân tộc thiểu số... Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau như xã hội trọng bằng cấp, học trung cấp và nghề thì việc làm và đời sống không đảm bảo. Mặt khác chương trình giáo dục THCS chưa chú trọng đến hướng nghiệp và dạy nghề cho HS.
Vì vậy, trong thiết kế chương trình mới môn khoa học tự nhiên và lịch sử - địa lý chỉ cần học ở lớp 6 và 7, lên lớp 8 và 9 nên tách ra thành các môn riêng. Đồng thời, môn công nghệ và hướng nghiệp phải tăng cường thực hành các kỹ năng nghề nghiệp theo hướng phân các nhóm ngành để HS có thể kiếm sống khi ra đời.
Mô hình trường trung học kết hợp
Hiện nay, đối với cấp THPT, hệ thống giáo dục đã có trường THPT (thuộc ngành giáo dục), trường trung cấp, dạy nghề (thuộc ngành LĐ-TB-XH), và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và GDTX (do UBND quận huyện quản lý). Chúng ta chưa có trường trung học kết hợp (vừa học văn hóa vừa học nghề). Ở Nhật Bản, cấp THPT có 3 loại trường: Khoa học và công nghệ dành riêng cho HS theo hướng lên ĐH. Trung học nghề dành cho HS muốn ra làm việc ngay. Trung học kết hợp, vừa học văn hóa vừa học nghề. Với mô hình trường học này, một bộ phận HS sẽ lên ĐH và một bộ phận khác theo hướng nghề để có thể ra làm việc ngay. Nhờ mô hình này mà Nhật Bản là một trong những nước có tỷ lệ HS kiếm được việc làm sau trung thuộc rất cao trong các nước OECD.
Vì vậy, cần phải có sự liên kết thống nhất giữa Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB-XH xây dựng các chương trình học phù hợp để một trường THPT hiện nay có thể học thêm một số môn nghề và HS tốt nghiệp được cấp chứng chỉ nghề quốc gia. Cần đầu tư về đội ngũ và cơ sở vật chất, tăng chỉ tiêu HS vào học các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và GDTX để trung tâm này trở thành mô hình trường trung học kết hợp.
Thạc sĩ Hồ Sỹ Anh
(Theo Thanh niên)
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
--> <

Tư vấn 24/70962108879
zalo-icon