Tương lai sáng của học nghề

Thứ tư - 13/06/2018 14:38
Những câu chuyện thực tế của các đại sứ nghề nghiệp và của chính các HSSV vừa đạt giải trong Kỳ thi tay nghề quốc gia lần thứ 10 vừa qua, đã thêm một lần khẳng định học nghề là một con đường để dẫn đến thành công.
Tương lai sáng của học nghề

Đan xen học nghề và việc làm

Chị Thảo Nguyễn, Chủ tịch Quỹ đầu tư Lotus - Impact một quỹ đầu tư vào các dự án xã hội có trụ sở tại TPHCM, chia sẻ: Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên Thảo không có điều kiện đi học nên chỉ đi học đến lớp 6, sau đó bắt đầu làm việc là bán bưu thiếp lưu niệm cho khách nước ngoài trên đường phố Hà Nội. Một may mắn đến với Thảo được giới thiệu đến trung tâm dạy nghề KOTO về nghề khách sạn - dịch vụ nhà hàng. Sau tốt nghiệp Thảo đã làm việc trong ngành 7 năm...

Năm 2007, Thảo được trao giải thưởng KOTO và được trao học bổng toàn phần để lấy chứng chỉ nâng cao ngành

Quản lý Khách sạn tại Viện Box Hill, Melbourne, Australia. Quay về Việt Nam và tổ chức một mô hình doanh nghiệp xã hội, liên kết với KOTO để tạo công ăn việc làm, đào tạo nghề cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Năm 2015, Thảo tiếp tục theo đuổi ước mơ học lên cao, tìm kiếm cơ hội học thạc sĩ về quản trị kinh doanh của Rmit tại Melbourne.

Câu chuyện của Thảo cho thấy, con đường GDNN không đi theo cách truyền thống là phải học hết THPT rồi học lên ĐH rồi đi làm. Mà trong quá trình học nghề và làm việc đan xen, học để trau dồi những kinh nghiệm, kiến thức để đáp ứng yêu cầu công việc của ngành nghề công việc hiện nay. Sau nữa, cũng vẫn có thể tiếp tục học cao lên bậc thạc sĩ.

Học nghề để thành công

Cùng là một thí sinh đạt Huy chương Vàng trong Kỳ thi tay nghề quốc gia Nguyễn Bá Sơn, SV Khoa Điện tử Trường CĐN Công nghệ cao Hà Nội, cho biết: Khi học xong THPT, em nhận thấy sự cuốn hút của cuộc thi tay nghề Asean về Tự động hóa và IOT, từ đó em đã quyết định học nghề với mong ước sẽ có một ngày mình được góp mặt với tư cách là một thí sinh tại kỳ thi này và sẽ đạt thành tích cao. Cho đến nay, điều đó đã trở thành hiện thực.

Quá trình đến với học nghề và có được sự thành công ban đầu này, em cũng đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của nhà trường, các thầy cô giáo đã sát cánh cùng chia sẻ khó khăn, giúp em có được những kỹ năng nghề nghiệp. Đặc biệt, lúc đầu em thấy rất khó khăn với môn Tiếng Anh chuyên ngành, nhưng nhờ có sự tâm huyết của các thầy cô đã giúp em vượt qua khó khăn này. Tham gia Kỳ thi tay nghề quốc gia vừa qua, em đã đạt được Huy chương Vàng nghề IOT.

Thầy Trần Xuân Ngọc - Phó Hiệu trưởng Trường CĐN Công nghệ cao Hà Nội cũng chia sẻ thêm về một cựu SV nhà trường là Nguyễn Văn Thiết, từ một thanh niên không có nghề nghiệp và việc làm ổn định, chỉ trong vòng hai năm tham gia học nghề, Thiết đã trở thành thí sinh đạt Huy chương Vàng tại Kỳ thi tay nghề Asean. Học nghề đã khiến cho cuộc đời của em thay đổi hoàn toàn, Thiết đã có một tương lai rất tốt đẹp. Nhà trường đã mời Thiết ở lại làm giáo viên, nhiều doanh nghiệp mời làm việc với mức lương cao…

Theo thầy Trần Xuân Ngọc, những câu hỏi của mọi HSSV và mọi gia đình: Học nghề để làm gì, học như thế nào và tương lai của học nghề sẽ ra sao? Đã được trả lời một cách chân thực và rõ ràng nhất thông qua những câu chuyện thực tế của những người đã trải qua con đường học nghề.

Anh Quang
(Theo GD&TĐ)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
--> <

Tư vấn 24/70962108879
zalo-icon