Ngành ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP

Thứ tư - 30/12/2020 09:41
Thông tin ngành Điện tử công nghiệp trình độ cao đẳng
 
Mô tả ngành/nghề Chương trình đào tạo ngành Điện tử công nghiệp trình độ cao đẳng giúp SV nghiên cứu và áp dụng các vấn đề liên quan đến lĩnh vực điện tử công nghiệp.
 Sinh viên được trang bị các kiến thức và kỹ năng về lắp đặt, vận hành và sửa chữa các thiết bị điện tử dân dụng; Thiết kế, lắp đặt, vận hành và sửa chữa hệ thống điện tử trong công nghiệp, các hệ thống tự động hóa điều khiển qua các board điện tử trong công nghiệp; Thiết kế, lắp ráp và điều khiển việc truyền dữ liệu và điều khiển các cơ cấu chấp hành như Robot, cánh tay máy…
Một số tố chất, tính cách, năng lực  cần có để theo học/làm nghề
  • Người kỹ sư tốt nghiệp ngành Điện tử công nghiệp sẽ thường xuyên làm việc trong môi trường có nhiều máy móc, thiết bị hiện đại, đo đó đòi hỏi ở người học phải có tính kiên trì, nhẫn nại.
  •  Việc vận hành các hệ thống tự động là những công việc lặp đi lặp lại đòi hỏi người học phải tỉ mỉ cẩn thận, không dễ dàng bỏ cuộc để tìm ra giải pháp công nghệ mới dù trước đó có thất bại.
  •  Có khả năng tư duy logic là một tố chất quan trọng của ngành này, nó cho phép người học nắm bắt, xử lý thông tin một cách mạch lạc, nhờ đó dễ dàng quản lý, vận hành các hệ thống kỹ thuật phức tạp. Ngoài ra, sẽ là lợi thế nếu người học có sự thông minh, năng động và có niềm đam mê với ngành điện tử công nghiệp vì đây là một ngành công nghệ mới, đòi hỏi người học phải luôn tìm tòi, cập nhật các công nghệ tiên tiến trên thế giới để áp dụng nó vào thực tế tại Việt Nam.
  • Hơn hết, để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào, người học cần có đam mê thật sự, có mục tiêu phấn đấu và sự quyết tâm theo đuổi công việc học tập, nghiên cứu phát triển trong dài hạn.
Vị trí, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này có thể làm việc tại các vị trí:
  • Lắp ráp và lắp đặt thiết bị điện tử, điện công nghiệp
  • Sửa chữa thiết bị điện tử, điện công nghiệp.
  • Lắp ráp, thi công các hệ thống điều khiển trong công nghiệp như: băng chuyền, thang máy, máy pha trộn nguyên liệu, phân loại sản phẩm, quang báo, Robot công nghiệp.
  • Thiết kế, thi công hệ thống cảm biến và đo lường trong công nghiệp
  • Thi công, vận hành hệ thống cung cấp điện.
  • Thiết kế, lắp ráp mạch điện tử.
  • Vận hành, bảo trì, sửa chữa hệ thống điều khiển tự động hóa.
  • Thiết kế, thi công, vận hành và bảo trì hệ thống mạng truyền thông công nghiệp
  • Tư vấn, giám sát và điều hành các dự án thuộc lĩnh vực điện tử công nghiệp
  • Kinh doanh thiết bị điện tử, điện công nghiệp.
Cơ hội học tập nâng cao Tiếp tục học tập ở bậc đại học hệ liên thông.
Cần học ngoại ngữ nào để có điều kiện nâng cao nghề nghiệp Học tiếng Anh, Nhật, Hàn để đáp ứng chuẩn đầu ra cũng như có thêm nhiều cơ hội học tập, thực tập và làm việc tại nước ngoài.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
--> <

Tư vấn 24/70962108879
zalo-icon